Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2009

No Country for Old Man - Break Scences

Mở đầu bộ film có 1 anh thợ săn bắn hươu anh này bắn trúng con thú và đi theo vết máu chợt anh thấy 1 vết máu vạch ngang khác anh ta xem thì thấy 1 con chó bị thương. Từ dấu hiệu này anh ta thấy được 1 khung cảnh 4,5 chiếc xe ô tô và la liệt xác chết, kiểm tra 1 chiếc xe ô tô anh ta tháy 1 người còn sống và kêu "nước" nhưng anh ta chỉ nói 1 cách vô tình "tôi ko có nước" (rất thật nhưng cũng có thể hiểu anh ta không hề có tình thương và hoàn toàn vô tình trước con người đang bị thương truớc mặt anh ta).


Đi vòng ra sau thì anh ta thấy sau xe là lượng ma túy rất lớn, chỉ vậy thôi và người xem phải tự suy đoán rằng đã có 1 cuộc trao dổi ma túy ở thung lũng đó có nổ súng xảy ra, tất nhiên đã có ma túy là phải có vật trao đổi là tiền. Mà tiền không có ở đây nghĩa là 1 tên nào đó đã vác tiền chạy đi, lượng người chết ở đây nhiều có thể tên cầm tiền đó cũng bị thương (riêng đoạn này đã khiến khán giả phải nghĩ 1 loạt như vậy khiến ai thích film mì ăn liền chả hiểu là phải).


Với suy đoán như thế anh thợ săn đi tìm tiếp anh ta tự nói với mình "nếu là ta thì phải tìm 1 bóng mát nào đó để nghỉ giữa vùng đất khô cằn này". Và suy luận của anh ta đã đúng ở đằng xa theo huớng ống nhòm có 1 cái cây và dưới gốc cây có 1 người đang dựa lưng vào đó.


Nếu những film khác thì anh này đã cầm súng đi thẳng tới gốc cây rồi, nhưng như vậy thì đâu có gì hay. Nhân vật của chúng ta lại làm 1 động tác khiến người xem phải suy đoán, anh ta ngồi thụp xuống giơ đồng hồ lên, một lúc sau anh ta lại xem đồng hồ rồi giơ ống nhòm lên xem, lần này anh ta mới quyết dịnh đi tới gốc cây.


Tại sao anh ta lại làm như vậy, ta có thể hiểu rằng anh ta cực kỳ cẩn trọng anh ta xem đồng hồ và ngồi chờ canh thời gian đủ lâu khi xem lại vẫn thấy tên kia không động đậy gì nghĩa là hắn đã bị thương nặng hoặc chết. Một tiểu tiết nhỏ nhưng thể hiện sự khôn ngoan của con người và cách làm film tuyệt hay của đạo diễn.


Thứ nhất giải đáp cho cái chết của anh thợ săn:


- Ông này chết bởi bọn Mexico (bởi đi theo hắn không chỉ mình tên Chigur), đề nghị bạn nào có film đó rồi thì xem lại đoạn đó, lúc thằng cha thợ săn dừng lại ở bể bơi với 1 cô gái, có thể đoán là họ cùng vào nhà nghỉ, và lúc vào nhà nghỉ cũng là lúc hắn toi đời bởi bọn Mexico. Có thể thấy lúc người nhà nghỉ rú lên thì thấy 1 bọn Mexico nhẩy vội vàng lên xe rời khỏi khu nhà đó. Theo tôi chỉ có cách lý giải này là hợp lý vì film nó cũng chỉ có vậy.

Thứ hai về tiền: không thấy nói đến ở đoạn kết film, vì nếu chigur mà nó biết tiền ở đâu thì nó đã mò đi tìm không phải đến nhà của vợ anh thợ săn mà hỏi. Cũng không thấy nói bọn Mexico có lấy được tiền hay không.

Nhưng tóm lại theo tôi bộ film này có ý nghĩa như sau, tất cả con người đang bị xoáy theo đồng tiền bất kể tầng lớp nào, độ tuổi nào, bất kể tiền sạch hay tiền bẩn, bất kể người đối diện có bị khốn khổ thế nào, con người ta đã mất hêt tình người và chỉ có 1 chữ tiền hiện lên trước mắt. Có thể thấy rõ qua vài trường đoạn:

1. Lúc anh thợ săn bị thương cần áo và đưa tiền, và anh ta đòi luôn chai bia thì thằng bạn "vòi tiền" luôn là "bao nhiêu". Cái này thể hiện được sự tham lam đến độc ác của con người với tiền, lợi dụng cả hoàn cảnh nguy khốn của người khác để kiếm chác.

2. Lúc anh thợ săn bị thương và vừa tỉnh dậy 1 nhóm nhạc công Mexico đến đánh đàn, anh ta cho tiền, đồng tiền dính máu nhưng mấy nhạc công vẫn cầm "như thường". Cái này chắc chẳn cần giải thích các bạn cũng hiểu.

3. Lúc chigur bị đam xe và đưa tiền cho 2 chú nhóc, đầu tiên thì bảo không lấy tiền. Nhưng lúc chigur đi rồi ta nghe thấy 2 chú nhóc chí chóe tranh dành nhau vì khoản tiền lấy được từ "tai nạn" của người khác.

4. Vật sử dụng ưa thích của chigur là 1 đồng xu, và đồng xu cũng là tiền.

5. No contry for old man cái tít này ứng vào lão sherif một ông già biết được mọi việc phân tích được mọi việc (thấy rõ qua cảnh ông ta phân tích tình huống rất logic và qua cảnh ông ta ngồi đúng vào ghế của chigur nhìn vào màn hình tivi cũng ở góc độ của chigur) nhưng "quá già" (old man) để làm một việc gì đó ngăn chặn tội ác.

No Country For Old Men - Comments

Bắt được 1 đoạn bình luận khá thú vị trên mạng.


Trích đoạn cuối: Nói cho chính xác, No Country For Old Men không phải là phim kén người xem mà chỉ kén người cảm nhận được hết cái hay của nó. Nếu bạn là người thích những phim kinh điển hoặc sâu sắc, đây là phim không thể bỏ qua. Nếu bạn xem phim chỉ để giải trí thì nên quên phim này đi là vừa. Còn với những người còn lại thì bỏ ra hai tiếng để xem một bộ phim đứng đến thứ 23 trong 250 phim hay nhất mọi thời đại của IMDB thì cũng không phải là lãng phí...


Bạn biết gì về No Country For Old Men nhỉ? Đấy là bộ phim được để cử nhiều giải thưởng điện ảnh và là người chiến thắng tại Oscar lần thứ 80. Như vậy chắc chắn rằng nó phải có cái gì xuất sắc mà nếu bạn xem phim không nhận thấy được thì... chậc, coi như bạn thuộc số đông - những người xem phim để giải trí.

Bạn còn biết gì nữa? Doanh thu của phim chỉ có 44 triệu USD. Đây hẳn phải là phim rất kén người xem. Thế nên trước khi xem tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý cố theo dõi một bộ phim buồn ngủ từ đầu chí cuối để rồi nửa đêm tình giấc mới phát hiện ra cái hay của nó. Xin báo cáo là kết quả hoàn toàn ngược lại. Bộ phim cuốn hút từ đầu đến cuối nhưng tôi suy nghĩ đến mấy đêm rồi vẫn không hiểu nổi nó nói cái gì. Thôi thì chấp nhận mình thuộc số đông.

Bộ phim bắt đầu bằng lời dẫn chuyện với giọng của Tommy Lee Jones, kể về một tên sát nhân thiếu niên, kẻ đã sát hại cô bạn gái 14 tuổi của mình. Báo chí nói rằng hắn bị cuồng sát nhưng "hắn nói với tôi rằng hắn chả thấy thích thú gì việc giết người mà hắn sinh ra là để giết người. Hắn sẽ giết người đến khi nào hắn còn tồn tại. Nếu tôi thả hắn ra, hắn sẽ lại tiếp tục giết thêm người nữa...". Bộ phim là câu chuyện về tên sát nhân không ghê tay và con mồi của hắn.

Tên hắn là Anton Chigurh (Javier Bardem). Đó là một kẻ cao, gầy, dáng đi lừ đừ và có nụ cười của thần chết. Không giết người để vui, cũng không mang cái vẻ lạnh như băng của một sát thủ, hắn giết người một cách điềm tĩnh và thản nhiên như chúng ta ăn cơm thường ngày vậy. Gặp hắn, đừng nghĩ đến chuyện thương lượng hay van xin, chỉ có thần may mắn mới giúp bạn thoát chết. Anton là một thứ chưa từng tồn tại trên Trái Đất trước đây, là sự tuyệt đối hóa những gì xấu xa nhất của con người lên một nhân vật. Kể từ thời Hannibal Lecter (Anthony Hopkins) trong The Silence Of The Lambs, người xem mới thấy lại một nhân nhật vật phản diện độc ác và thú vị đến vậy trên màn bạc.

Con chuột của Anton là Llewelyn Moss, người đàn ông nghèo đã may mắn đến được hiện trường của một vụ đấu súng đẫm máu giữa những kẻ buôn bán ma túy, nơi còn lại những xác chết của người và chó, chiếc xe đầy hàng trắng và cái cặp chứa 2 triệu USD. Lấy cái cặp nhưng lại quá thiếu khôn ngoan khi quay trở lại hiện trường để đưa nước cho một kẻ hấp hối, Llewelyn Moss bị tên giết người Anton và cả tá những kẻ buôn ma túy truy đuổi. Cuộc chơi mèo vờn chuột diễn ra từ khách sạn này đến khách sạn khác, từ căn phòng này sang căn phòng khác, bỏ lại phía sau bao nhiêu xác chết của những kẻ hám tiền và cả những viên lễ tân vô tội không may gặp phải Anton...

No Country For Old Men gây ấn tượng ở những cảnh lẩn trốn rượt bắt hồi hộp và rùng rợn, những câu thoại ngắn gọn thông minh và cả nhân vật sát thủ Anton Chigurh. Vai diễn này đã mang lại cho Javier Bordem giải Nam diễn viên phụ xuất sắc ở cả Critics Choice Award và Quả cầu vàng và mới nhất, một bức tượng Oscar vào đêm 24/2 vừa qua.



Người già không chốn dung thân

Một cái tựa phim dịch nghe thật hay cho một bộ phim rất hay - No country for old man, dù xét nét ra thì ý nghĩa của cái tựa dịch không phù hợp lắm với nội dung phim.

Còn nội dung phim thì thế này (ai chưa xem phim thì đừng xem đoạn tóm tắt sau đây nhé)

Chuyện phim bắt đầu bằng lời tự sự của một cảnh sát trưởng già và chấm dứt cũng bằng tâm trạng của chính người này. Có vẻ như Ed Tom Bell (Tommy Lee Jones đóng) vẫn nuối tiếc thời của cha và ông nội ông, khi mà các cảnh sát trưởng không cần phải mang súng. Bản thân ông đã là cảnh sát trưởng ở tuổi hai mươi lăm, và đã đưa một kẻ sát nhân nguy hiểm lên ghế điện. Nhưng thời thế ngày hôm nay đã khác. Nó mở đầu bằng việc một nhân viên dưới quyền ông bị một tội phạm ma túy, Anton Chiguh (Javier Bardem đóng), dùng hai bàn tay bị còng chẹt họng chết ngay trong đồn cảnh sát, đúng lúc anh ta đang báo việc bắt giữ hắn với cấp trên.

Còn với Lewelyn Moss (Josh Brolin đóng), chuyện lại bắt đầu từ một hướng khác. Nếu Moss không tình cờ nhìn thấy một bãi xác chết đẫm máu giữa hai phe buôn bán heroin và không động lòng tham bởi số tiền 2 triệu USD vô chủ thì hẳn cuộc đời anh vẫn bình lặng bên người vợ hiền ngoan. Số tiền lớn nhuộm đầy máu này đã trở thành một đại họa, đặt mạng sống của vợ chồng anh vào tay Chiguh. Bởi tên sát thủ này đang điên tiết truy lùng số tiền bị mất qua hệ thống phát sóng gài trong va ly.

Trên con đường Chiguh đi qua, máu trào tuôn như suối. Bất kỳ ai nhìn thấy hắn đều phải chết, và nhiều khi chẳng vì lý do nào cả. Hắn giết người như một phản xạ, một thói quen, bằng cả thứ vũ khí hiện đại nhất, đồng thời với thứ vũ khí tự chế quái gở nhất: một bình ga thay cho súng. Hình hài hắn đáng để người nào nhìn thấy phải chết: vô cảm, biến thái, là một điển hình ác quỷ đến từng ánh mắt, từng cái nhếch mép, từng tiếng nói nhát gừng..., ngay cả từng sợi tóc. Hắn có thể đến bất cứ nơi nào hắn cần và làm bất cứ việc gì hắn muốn, giết chóc bất cứ ai vào bất cứ lúc nào... mà pháp luật dường như không thể chạm được tới hắn.

Ba người Bell, Moss, Chiguh hợp lại thành một tam giác kỳ quái, tạo thành những cuộc truy đuổi, truy sát và trốn chạy liên miên. Bell đánh mất cuộc sống vợ chồng lẽ ra yên ả và thú vị của mình cho nhiệm vụ của một cảnh sát trưởng. Và người vợ - tri kỷ của anh phải tự tìm cách vui sống mà không cần chồng bên cạnh. Moss đánh mất sự an toàn của cuộc đời mình, chỉ vì món tiền nghiệp chướng, phải chạy trốn và suýt chết liên tục nhưng vẫn không đành lòng từ bỏ món tiền ấy. Còn Chiguh đánh mất cả linh hồn và nhân tính cho tiền và ma túy. Chiguh luôn theo sát Moss, vũ khí lúc nào cũng giương lên, nếu không giết được Moss thì giết người khác vậy.

Phim kết thúc khi Moss ý thức rõ rằng thần chết chỉ ở cách mình một gang tay và có thể chính vợ mình cũng sắp thành nạn nhân của hắn. Anh đã đồng ý trả lại tiền cho Chiguh. Nhưng tất cả đã quá muộn. Tên sát thủ đã bắn chết Moss, và Bell tới chậm một bước đã không thể làm gì nữa. Vừa xong tang lễ của Moss, Chiguh lại lạnh lùng lẻn vào nhà và giết chết vợ Moss, thanh toán nốt phần còn lại của bản án.

Kịch bản phim dựa theo một tiểu thuyết được giải Pulitzer của Cormac McCarthy. Cách kể chuyện theo kiểu truyền thống, các sự kiện đan xen vào nhau rất cổ điển, nhưng yếu tố tượng trưng được tận dụng: mở phim là cảnh tên sát thủ đã sa lưới pháp luật nhưng lại lật ngược tình thế, giết chính người đã bắt được mình. Còn cuối phim, Chiguh bị tông xe sau khi ở nhà vợ Moss ra, tay gãy, máu me đầm đìa, chắc chắn sa bẫy luật pháp, nếu không được những thiếu niên tốt bụng vô tình trợ giúp. Chính những thiếu niên trong sáng và đầy ý thức cộng đồng này, về sau có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo của Chiguh...

Không bảo vệ được công dân của mình, cảnh sát trưởng Bell tuyệt vọng bỏ đi, tìm đến nơi có những giấc mơ mang hình ảnh người bố chết trẻ của mình. "Tôi đã già đi và không tin gì nữa".

Cái ác đang thắng thế, nhâng nháo có mặt khắp chốn và muốn làm gì thì làm, không thể bị ngăn chặn. "Xứ sở này quá khắc nghiệt với con người. Anh không thể ngăn cản những gì sẽ đến. Tất cả không phụ thuộc vào anh". Đó là một lời báo động, hay là lời kêu cứu của nhân loại?

Nội dung bản tóm tắt được sưu tầm từ internet.


Thứ Tư, 18 tháng 2, 2009

Giải phân cách trước nhà quan

Ngay trước căn nhà số 350 Võ Văn Tần (Q.3, TP.HCM) có một dải phân cách cho người đi bộ. Trùng hợp làm sao đây lại chính là tư gia của ông Nguyên PGĐ Sở GTCC. Có lẽ ông không cố ý, nhưng kể ra cũng oai thật! Chuyến này mình mua sơn tự kẻ trước nhà mình luôn, trong hẻm thì càng ít tốn sơn. Sau này chỉ đường cho khách đến nhà cũng tiện!